1.1. Thiết kế vườn trồng
Tùy theo địa hình đất (cao hay thấp, dễ hay khó thoát nước) mà lựa chọn phương pháp lên luống hay đắp ụ cho phù hợp.
Trồng cây chắn gió, thiết kế hàng rào bảo vệ, hệ thống thoát nước, hệ thống cung cấp nước tưới trước khi trồng cây.
1.2. Mật độ, khoảng cách:
Tùy theo khí hậu từng vùng, đất đai, kỹ thuật canh tác mà xác định khoảng cách trồng cho phù hợp, khoảng cách trồng thích hợp nhất cho cam và ổi là 4 x 4m. Trồng xen kẽ nhau, 1 hàng ổi trồng xen với 2 hàng cam.
1.3. Thời vụ trồng
+ Vụ Xuân: tháng 2 – 4
+ Vụ Thu: tháng 8 - 9
+ Trồng ổi trước 6 tháng sau đó mới trồng cam (vụ Xuân trồng ổi, vụ Thu trồng cam hoặc ngược lại).
1.4. Cách trồng
Đào hố trồng với kích thước: 0,6 x 0,6 x 0,6m. Khi đào, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng, vôi bột, lân sau đó lấp hố cao hơn mặt đất 20 - 30cm.
Khi trồng, đào lỗ giữa mô, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô 3 – 5cm. Sau đó dùng đất vun tới mặt bầu rồi dận chặn, tưới nước.
Khi đặt cây phải cắm cọc cố định thân để cây khỏi bị tác hại của gió.
II. Kỹ thuật chăm sóc
II.1. Đối với cây cam
* Chăm sóc thời kỳ chưa mang quả
- Làm cỏ
Những năm đầu cây còn nhỏ chưa giao tán phải làm sạch cỏ gốc. Ở những vùng đất bằng hoặc hơi dốc nên trồng cây phân xanh ở giữa các hàng cây để vừa che phủ đất giữ ẩm, chống cỏ dại, tạo nguồn phân xanh cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Trồng xen
Đối với đất dốc, giữa các hàng cam, ổi gieo 1 hàng rào kép cây phân xanh thuộc loại thân bụi như muồng, cốt khí, keo, đậu, lạc để chống xói mòn và cung cấp chất hữu cơ tại chỗ. Lượng hạt cây phân xanh từ 20-25kg/ha. Diện tích đất trống còn lại trên băng gieo các loại cây họ đậu thân thảo như cây đậu tương, cây lạc, lạc dại.. để che phủ, giữ ẩm đất và chống cỏ dại. Thường gieo trồng cây phân xanh trước khi trồng cam, ổi hoặc ngay sau khi trồng.
- Tạo tán
Khi cây đạt chiều cao 60 cm, bấm ngọn tạo cành cấp 1, để 03 cành cấp 1 hướng đều về các phía. Sau đó tạo cành cấp 2 và 3 tương tự để tán cây xòe đều không quá rậm rạp.
- Bón phân
+ Liều lượng (tham khảo):
Loại phân Lượng phân bón (g/cây)
+ Thời kỳ bón: Bón phân thúc 4-5 lần/năm vào các tháng 2, 4, 6, 10 và tháng 12. Lượng phân chia đều trong các lần bón.
+ Phương pháp bón: Lúc cây còn nhỏ, phân vô cơ được hòa với nước để tưới cho cây kết hợp với các đợt xới xáo làm cỏ.
Khi cây lớn, rạch rãnh xung quanh tán, rãnh sâu khoảng 10 -15 cm, rắc phân vào rãnh rồi lấp đất lại. Mỗi lần bón phân đều phải kết hợp với làm cỏ, xới xáo gốc, tưới nước và tủ gốc cây.
Phân chuồng được bón với lượng 50 - 60kg/cây/năm đối với giai đoạn kiến thiết cơ bản, những năm sau đó bón tăng dần mỗi năm từ 10 đến 20 kg theo tuổi cây, bón 1 lần vào cuối năm. Khi bón phân chuồng, rãnh bón được cuốc sâu và rộng hơn, sâu từ 15 - 20 cm, rộng từ 20 - 30 cm.
* Chăm sóc thời kỳ kinh tế (thời kỳ cây mang qua)
- Làm cỏ, tưới nước
Thường xuyên phát cỏ, tủ gốc để giữ ẩm. Bổ sung nước tưới để duy trì ẩm độ đất đạt từ 70-75% sau khi đậu quả và trong giai đoạn quả lớn.
- Bón phân
+ Lượng bón (tham khảo): Vào thời kỳ kinh tế, lượng phân bón chủ yếu dựa vào năng suất vụ trước đó để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây.
Lượng phân bón được khuyến cáo sử dụng theo bảng sau:
Năng suất (kg/cây) | 20 | 40 | 60 | 90 | 120 | 150 | |
Lượng phân bón (g/cây) | Urê | 650 | 1.100 | 1.300 | 1.750 | 2.200 | 2.600 |
Lân supe | 830 | 1.400 | 1.700 | 2.250 | 2.800 | 3.350 | |
Kali clorua | 375 | 625 | 750 | 1.000 | 1.250 | 1.500 | |
Phân chuồng | 40 | 50 | 60 | 80 | 100 | 120 |
+ Thời kỳ bón: Bón phân trong thời kỳ cây cho quả được chia làm 3 lần chính: bón sau thu hoạch quả, bón trước khi ra hoa và bón trong thời gian quả lớn. Lần bón thứ 3 có thể được chia thành 2 - 4 lần nhỏ, tùy điều kiện từng nơi. Lượng phân bón được áp dụng theo hướng dẫn trong bảng dưới.
Thời gian bón | Tỷ lệ các loại phân chính (%) | Ghi chú | |||
N | P2O5 | K2O | Phân chuồng | ||
Bón sau thu hoạch | 20 | 100 | 20 | 100 | Bón sâu cùng phân chuồng bón lót (90kg/cây) |
Bón vụ Xuân, trước và sau lộc xuân xuất hiện | 30 | 0 | 30 | 0 | Cần đảm bảo độ ẩm trước khi bón |
Bón thời kỳ quả lớn (2 - 4 lần) | 50 | 0 | 50 | 0 | Cắt cành vượt, dừng bón trước thu quả 1 – 2 tháng |
+ Phương pháp bón
* Bón sau thu hoạch: Rạch rãnh xung quanh tán (rộng 30 cm, sâu 20 cm), rắc phân (phân vô cơ và hữu cơ) vào rãnh rồi lấp đất kín.
* Bón thúc: bón theo rãnh, rãnh sâu 10 cm, rộng 15 cm, mỗi lần bón phân đều phải kết hợp với làm cỏ, xới xáo gốc, tưới nước và tủ gốc lại gốc cây.
- Cắt tỉa
Tiến hành cắt tỉa 3 lần trong năm, vào các đợt sau:
+ Đợt 1: Cắt tỉa sau thu quả. Cắt bỏ tất cả những cành trong tán, cành nhỏ, cành yếu, cành sâu bệnh, một số cành vượt, cành mọc đan xen nhau. Cắt tỉa kết hợp với vệ sinh đồng ruộng, đốt bỏ hết tàn dư sâu bệnh trên vườn.
+ Đợt 2: Cắt vào vụ xuân, thời điểm cây ra hoa đậu quả: cắt bỏ những cành yếu, cành có chùm hoa nhỏ, cành sâu bệnh, cành mọc trong tán.
+ Đợt 3: Cắt tỉa vào vụ hè, giai đoạn quả lớn: Cắt bỏ những cành sâu bệnh, tỉa bỏ quả nhỏ quả dị hình.
* Phòng trừ sâu, bệnh
*Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)
Là loại sâu ưa tán thấp, cây cao khoảng 1,5 m trở xuống. Ban đêm loại bướm này bay ra đẻ trứng vào chồi non lá non.
Phá hoại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3-4 năm đầu mới trồng. Trên cây lớn thường phá hoại vào thời kỳ lộc non, nhất là đợt lộc Xuân.
Sâu non nở ra ăn các lớp biểu bì trên lá, tạo thành các lớp ngoằn nghoèo, lá xoăn lại cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất từ tháng 2-10.
Khi bị sâu vẽ bùa gây hại, cây quang hợp kém, ảnh hưởng đến sức sinh trưởng đồng thời tạo ra những vết thương cơ giới, là cơ hội để bệnh loét xâm nhập.
Phun thuốc phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non và hiệu quả nhất (lúc lộc non dài từ 1-2cm).
Khi chồi non 1 – 2 cm phun lần 1, sau 6, 7 ngày chồi non vẫn phát triển thì phun lần 2.
Dùng thuốc Polytrin, liều lượng : 25ml/10lít nước hoặc Selecron, Trebon pha nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ. Phun ướt hết mặt lá.
*Rầy chổng cánh (Diaphorina citri)
Chúng chích hút lá non, đọt non, cành non là môi giới truyền bệnh vân vàng lá. Thời gian xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11.
Biện pháp phòng trừ: Phun bằng thuốc Trebon 0,2%, Sherpa 0,2% khi xuất hiện hoặc cung tên 100g/16 lít nước.
* Nhện đỏ (Panonychus citri)
- Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ yếu vào vụ Đông Xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá thấy những vòng tròn lá bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên nhăn nheo. Những cây cam gần với nương chè thường hay có nhện đỏ phá hoại.
- Nếu có nhiều nhện đỏ lá cây bạc ra, cành lá non bị vàng. Khi cây đã cho quả ở thời kỳ quả non tháng 1, 2 nếu có nhện đỏ ăn vào phần vỏ quả sau này quả bị rám (màu xám đen).
- Để trừ nhện đỏ dùng thuốc: Comite 10ml/10lít nước; Furmite:12ml + 30ml dàu khoáng SK hoặc Ortus Pegasus pha nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc thuốc có chứa hoạt chất Abamectin kết hợp với dầu khoáng trừ sâu… phun ướt cả mặt lá dưới và phun lúc cây ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại nặng phải phun liên tục 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
* Nhện trắng (Phyllocoptura oleivora)
- Phát sinh chủ yếu trong thời kỳ khô hạn kéo dài vài tháng( trời âm u hoặc cây bị che bóng bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu xám trắng ở trên vỏ quả.
- Nhện trắng làm lá non và búp non chùn lại
- Để trừ nhện trắng dùng thuốc: Polytrin : 25ml/10lít nước
hoặc Ortus, Pegasus, Comite hoặc dầu khoáng trừ sâu… pha nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất phun ướt cả mặt lá dưới và phun lúc cây ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại phải phun liên tục 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
- Có thể dùng thuốc Suprasite 20ml/10l nước.
* Sâu đục thân (Chelidonium argentanum),
Do xén tốc hoa từ tháng 4 đến tháng 9 vũ hóa bay ra đẻ trứng vào gốc cây, thân cây, sâu nở ăn thẳng vào vỏ cây
- Thời gian xuất hiện từ tháng 5-8-9.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Bắt xén tóc
+ Dùng thuốc Supracide hoặc Ofatox nồng độ 1-1,5/1000 bơm vào lỗ đục của cây sau đó dùng đất sét bịt miệng lỗ lại. Kết hợp phun các loại thuốc lên trên cây để diệt trứng.
Chú ý: sâu đục thân thường đẻ trứng ở các kẽ nứt của vỏ ở phần thân cây và gốc cây, vì vậy vào tháng 11-12 người ta thường dùng hỗn hợp: 10kg bùn ao + 01 kg Basudin + 05 kg phân trâu+ 20 lít nước sạch, khuấy đều thành dung dịch đắc sệt rồi quét từ gốc cây lên đến cành cấp 1 vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm sẽ có tác dụng: một là lấp các kẽ nứt ở vỏ cây làm cho sâu không có chỗ đẻ trứng, hai là nếu sâu đẻ trứng thì hỗn hợp thuốc sẽ làm cho trứng bị ung không nở thành sâu non để phá hại được.
* Sâu đục cành (Nadezhdiella cantori).
Từ tháng 4 đến tháng 9 xén tốc đen, xén tóc nâu vũ hóa bay ra đẻ trứng và kẽ lá cành non và bịt lên 1 lớp sáp (tránh mưa, nắng).
Khi sâu non nở ăn lên phần ngọn non làm cành lá non bị héo vài ngày sau sâu to răng khỏe ăn dần xuống cành to.
Nắm được quy luật này về mùa mưa 2 – 3 ngày 1 lần đi kiểm tra quang tán cây nếu cành héo bẻ bỏ đi để tránh sâu ăn xuống.
Nếu nỡ để sâu ăn xuống khoảng 8 – 10 cm, sâu tạo lỗ để đùn phân ra.
Cách trị: dùng tốc mây hoặc dây thép để lấy xác sâu ra hoặc xịt thuốc nồng độ cao vào lỗ có sâu.
*Ruồi vàng: Bactrocera dorsalis
Ruồi vàng (nhỏ hơn con ruồi thường) màu vàng, xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 10 trong năm.
Ruồi vàng chích hút bí, mướp. Đến tháng 8, 9 chích sang cam, bưởi .
Thuốc dùng: Đánh bả protein rất đơn giản, nếu sử dụng để diệt ruồi đực, tẩm 2ml hợp chất dẫn dụ (ME hoặc CuE + 20% thuốc trừ sâu) vào bẫy. Treo bẫy lên cây nơi râm mát ở độ cao 1,5-2m. Mỗi ha treo 20- 30 bẫy, cứ sáu tuần thay bả một lần. Còn nếu dùng bả để phun phòng thì chỉ cần pha 50ml bả protein + 10ml Pyrinex 20EC + 0,95 lít nước để trừ. Khi phun cần phun theo điểm đối với cây ăn quả, mỗi điểm phun 50ml hỗn hợp tương ứng 1m2/cây) vào dưới tán lá, phun định kỳ 5- 7 ngày/lần.
Thuốc diệt ruồi vàng đục trái Vizibon D: Hộp nhỏ chứa 2 chai thuốc gồm 1 chai lớn(chất dẫn dụ ruồi) và 1 chai nhỏ(chất diệt ruồi). khi sử dụng mở nắp 2 chai thuốc. Đổ hết thuốc diệt ruồi vào chai chất dẫn dụ, đậy nắp kín, lắc đều. Sau đó tẫm khoảng 1ml hỗn hợp thuốc đã trộn vào bẫy, treo lên cây. Treo từ 2-3 bẫy cho mỗi 1000m2. Sau 20 ngày treo, đỗ hết xác ruồi chết, tẫm thuốc mới vào bẫy, tiếp tục treo lên cây.
Chú ý: Thuốc đã hỗn hợp nếu không dung hết, đậy nắp kín, để nơi thoáng mát và có thể sử dụng trong vòng 6 tháng
Thời gian cách ly: Ngưng thuốc 4 ngày
* Bệnh loét (Xanthomonas campestris)
- Triệu chứng bệnh: Gây hại nặng tất cả thời kỳ trồng cây cam nếu không được phòng chống tốt. Trên lá xuất hiện các vết bệnh màu nâu, có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành thì sẽ nhìn thấy các đám sần sùi như ghẻ lở, màu vàng hoặc nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ bị khô và chết, Thời kỳ mang quả bệnh tấn công từ lúc quả còn nhỏ đến khi quả lớn, bệnh nặng làm rụng quả. Năm nào mưa nhiều kèm thời tiết nóng ẩm bệnh phát mạnh thành dịch.
- Trị bệnh loét bằng cách phun boocdo 1% hoặc Kasuran: 0,2%, Koside: 35g/10 lít nước, Oxyclorua Đồng.
- Thuốc phòng là chính.
- Thuốc hiệu quả nhất là boocdo, 15g suphatdong +20g vôi tôi/12lít nước
Phải pha đúng cách với thành boocdo
15gđồng đổ vào 1 thùng 9 lít nước quấy đều cho hoà tan hết.
20g vôi tôi đổ vào 1 thùng 3lít nước hoà tan hết.
Dùng dung dịch đồng đổ vào nước vôi vừa đổ vừa quấy đều với thành boocdo màu xanh da trời, không bị lắng cặn.
Cách thử: nếu nhúng dao mài sắc vào boocdo lưỡi dao màu xỉn xám là pha chuẩn, nếu lưỡi dao màu han gỉ vàng là pha không đúng.
( Nếu pha không đúng gây hại cho cây và không phòng được bệnh).
* Bệnh nấm phấn trắng:
Nếu thời tiết có độ ẩm cao, mưa nhiều, trời âm u thiếu ánh nắng bệnh nấm phấn trắng phát triển có thể thành dịch, nếu không phòng trừ kịp thời:
- Triệu chứng: Trên lá xuất hiện những đám như bụi phấn màu trắng ở cả mặt trên và dưới lá. Bệnh này lây lan rất nhanh phải phòng trị kịp thời
- Dùng thuốc Anvin 1 hộp/ 100lit nước. Phun kép 2 lần cách nhau 5 ngày, phun ướt cả mặt trên và mặt dưới lá
*Bệnh sẹo (Elsinoe fawcetti Bit. Et Jenk)
- Triệu chứng: Lá và quả có những nốt nổi gồ ghề màu nâu, thường gây hại lá và quả lúc còn nhỏ
- Thuốc dùng: Boocdo phun phòng như ở phần bệnh loét hoặc Kocide 30g/10 lít nước.
* Bệnh chảy gôm (Phytophthora sp )
- Triệu trứng và tác hại của bệnh: Bệnh thường phát sinh ở phần gốc cây, cách mặt đất khoảng 20-30cm trở xuống cổ rễ và phần rễ. Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị nứt và chảy nhựa( chảy gôm). Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ.
Bệnh hại nặng, lớp vỏ ngoài thối rữa (giống như bị luộc nước sôi) và rất dễ bị tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong có màu đen xám. Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại, cây có thể bị chết ngay, nếu bị một phần thì cây bị vàng úa, sinh trưởng kém, bới sâu xuống dưới có thể thấy nhiều rễ cũng bị thối
- Phòng trừ bệnh:
+ Đối với vết hại cục bộ phần thân gốc: Cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc Aliette nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh.
+ Đối với những cây có biểu hiện triệu trứng nhẹ cần phun Aliette nồng độ 0,3% lên toàn bộ cây, thuốc Aliette có tác dụng lưu dẫn trong nhựa cây để diệt nấm Phytophthora sp
+ Chú ý đào rãnh thoát nước tốt cho vườn cây, tránh tình trạng gây úng cục bộ.
* Các bệnh do virus và siêu vi khuẩn không thể chữa trị bằng các loại thuốc hoá học như một số loại bệnh khác mà phải phòng trị bằng các biện kỹ thuật tổng hợp, bắt đầu từ khâu nhân giống sạch bệnh tới các kỹ thuật canh tác, vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ môi giới truyền bệnh…vv
Bệnh virus phổ biến đối với cây có múi là bệnh Greening, Tristeza. Khi phát hiện cây bị bệnh, tốt nhất là chặt bỏ những cây bị bệnh để tránh lây lan sang cây khác.
* Bệnh vàng lá Greening
Đây là bệnh nguy hiểm gây hại quan trọng nhất trên cây có múi. Bệnh lan truyền chủ yếu do giống đã bị nhiễm. Đặc biệt bệnh lan truyền nhanh do môi giới truyền bệnh là rầy chổng cánh
Triệu chứng: Triệu chứng điển hình là lá bị vàng có đốm xanh, lá vàng có những gân xanh, lưng lá bị sưng và hoá bẩn, khô, những lá mới nhỏ lại mọc thẳng đứng và có màu vàng. Cây thường ra hoa nhiều và ra quả trái vụ nhưng rất dễ rụng, quả nhỏ, quả bị lệch tâm, tép nhỏ, 1số hạt bị thui đen. Cây bị bệnh hệ thống rễ thối nhiều. Giám định bằng triệu chứng phải kết hợp nhiều triệu chứng lại với nhau mới chính xác.
- Phòng ngừa:
+Trồng cây giống sạch bệnh
+Không nên trồng cây có múi vào vùng có áp lực bệnh quá cao.
+Phun thuốc trừ rầy chổng cánh
+Không nên trồng cây nguyệt quế trong vườn vì rầy chổng cánh rất thích đẻ trứng và chích hút cây này.
II.2 Đối với cây ổi xá lỵ không hạt ruột trắng, ổi bốn mùa hoặc ổi Đài Loan
+ Tiêu chuẩn cây con:Trồng bằng cây ghép mắt hoặc cành chiết, chiều cao cây giống đạt 50 – 70 cm, trồng trong túi bầu Polyme màu đen, cây không bị sâu bệnh hại.
+ Kỹ thuật chăm sóc
- Tưới nước: Tưới ngay sau khi trồng, phải tưới thường xuyên vào mùa nắng. Tưới nước vào lúc cây đang mang trái giúp gia tăng năng suất và kích thước trái.
- Che phủ gốc: Hàng năm nên đắp thêm đất hay bùn ao vào gốc ổi. Vào mùa nắng nên phủ cỏ khô hay rơm rạ vào gốc để giữ ẩm.
- Tỉa cành và xử lý ra hoa ổi
Tỉa cành: Để tỉa cho bằng nhau giữa các cây ổi, người ta cắm một cây đo làm chuẩn và dùng kéo cắt đọt ngang với chiều cao cây đó.
Chiều cao cây 3 - 4 năm tuổi cao: 1,5 m; 5 – 6 năm tuổi cao: 1,6 - 1,7 m; 7 – 8 năm tuổi cao: 2 m
Xử lý ra hoa ổi:
Trường hợp nhánh ổi chưa ra hoa, dùng kéo bấm bỏ đọt sao cho trên nhánh đó chỉ còn mang ba cặp lá kép.
Đối với nhánh ổi đã ra hoa, nếu thấy mới chỉ có một cặp hoa (nụ) thì bấm bỏ đọt nhưng chừa phía trên cặp hoa đó một cặp lá để có thể ra thêm một cặp nụ mới từ cặp lá đó.
Sau khi trên nhánh ổi có đủ hai cặp nụ thì cắt bỏ đọt hết, không chừa cặp lá nào phía trên cặp nụ trên cùng nữa để nhánh ổi có thể tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
Việc bấm đọt được tiến hành thường xuyên 1-2 tuần/lần.
- Bón phân
Cây ổi tăng trưởng nhanh, ra hoa và trái liên tục nên đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Chất đạm và lân cần thiết cho cây phát triển tốt, ra nhánh, ra hoa và trái phát triển. Khi mang trái, cần nhiều Kali để tăng phẩm chất trái.
Cây ổi sẽ được cung cấp phân liên tục từ khi trồng đến khi cho trái. Lượng phân bón cung cấp sẽ gia tăng dần khi cây lớn.
Cách bón phân
Phân được rãi cách gốc 30cm, bón ở ngoài sâu, trong hơi cạn khi vùi phân vào đất.
Các dạng phân bón và liều lượng (tham khảo)
Thời gian bón | Loại phân và liều lượng | Ghi chú | ||
NPK 16-16-8 (g)/cây | Ure (g)/cây | K2SO4(g)/cây | ||
Năm 1-2 | 150 - 200 | 50 - 100 | 50 – 100 | Bón 4-6 lần/năm |
Năm 3 - Xử lý ra hoa - Bón nuôi trái | 200-300 100-200 | 100 100 | 100 | - Rải xung quanh gốc - Bón định kỳ 15 ngày/lần xen giữa những lần bấm đọt |
Hàng năm nên bón thêm phân hữu cơ hoai mục 5 - 10kg/cây. Có thể sử dụng các loại phân chuồng đã được ủ cho hoai mục hoặc dùng các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh đã qua quá trình chế biến công nghiệp
* Phòng trừ sâu, bệnh
* Rầy mềm (Aphis spp.)
Rầy đeo bám ở đọt non và mặt dưới lá, chích hút nhựa làm quắn đọt, chồi tăng trưởng kém, tạo điều kiện để nấm bồ hóng phát triển.
Cách phòng trị: Phun Bassa 50ND, Trebon 10EC, Applaud 10WP, Sevin 85WP nồng độ 0,1-0,2%.
* Rệp dính, rệp sáp, rệp phấn trắng
Đeo trên thân, dọc theo gân chính ở mặt d¬ới lá chích hút nhựa làm khô lá, giảm kích thước trái.
Cách phòng trị: Bi 58 40 EC, Suppracide 40 ND, Confidor 100 SL, Admire 50 EC nồng độ 0,1-0,2%. Nên kết hợp với chất dính ST 0,1%.
* Ruồi đục trái (Dacus dorsalis)
Thành trùng đẻ trứng bên trong trái, trứng nở thành giò ăn phá thịt trái và làm thối trái. Thành trùng dễ bị quyến rũ bởi chất chua ngọt nên có thể bẫy bắt bằng bã mồi. Thường xuất hiện trên ổi trong mùa mư¬a.
Cách phòng trị: Biện pháp có hiệu quả cao là đặt bẫy. Dùng chất Methyl Eugenol để bẫy ruồi. Hiệu quả cao nếu bẫy màu vàng. Tuy nhiên, hơn 95% ruồi vào bẫy chết là ruồi đực, trong lúc ruồi cái vẫn tiếp tục đẻ trứng ở các cây kế cận. Tránh kéo dài mùa thu hoạch ổi. Nhặt bỏ trái rụng, vệ sinh vườn hạn chế ruồi làm nhộng trong đất.
* Sâu đục cành (Zeuzera coffeae)
Sâu non có màu hồng, đục vào bên trong cành nhất là những cành mọc thẳng đứng, đùn phân và mạt gỗ ra ngoài, thường gặp một sâu phá hại một cành. Sâu làm nhộng bên trong cành. Cành bị chết khô và gãy.
Cách phòng trị: Tiêm các loại thuốc trừ sâu hay nhét thuốc hạt trộn với cát vào lỗ đục.
* Bệnh thán thư (anthracnose, do Gloesporium psidii và Glomerella psidii)
Nấm tấn công trên cành, lá, hoa và trái. Triệu chứng bệnh thay đổi tùy điều kiện môi trường.
Triệu chứng trên trái thường dễ gặp, nhất là vào mùa mư¬a. Bệnh làm thành những chấm nhỏ, màu hồng trên trái ch¬a chín, mầm bệnh tồn tại ở trạng thái ngủ suốt trong thời gian trái phát triển và bắt đầu lan rộng thành những đốm tròn, màu nâu đen khi trái chín, trung tâm vết bệnh còn nổi rõ những hạch cứng, trái bệnh nhỏ, cứng, khô và dễ rụng.
Triệu chứng chết đọt cũng thường xảy ra. Chồi và lá non có thể bị nấm tấn công, chồi ngọn trở nên hơi tím, sau đó thành nâu đen, khô giòn và dễ gãy.
Cách phòng trị: Phun Dithane M-45 (Mancozeb 80 WP, Pencozeb 80 WP, Manzate 80 WP), Bayfidan 25 EC, Antracol 70 WP, Ridomil 72 WP nồng độ 0,1-0,2%.
* Bệnh đốm lá
Do nấm Cercospora psidii gây ra. Nấm gây những đốm bệnh tròn, tâm màu nâu nhạt, chung quanh màu nâu đậm. Bệnh làm giảm diện tích lá xanh và làm rụng lá.
Cách phòng trị: Phun Copper-B 65 BHN, Mancozeb 80 WP, Score 250 EC nồng độ 0,1-0,2%.
- Bao trái
Nhằm hạn chế sâu bệnh tấn công, nên tiến hành bao trái khi trái non có đường kính khoảng 2,5 - 3 cm; vật liệu bao trái phổ biến hiện nay là dùng bao nilon đã được đục lổ để bao. Những trái được bao lại sẽ có vỏ trái bóng đẹp hơn và dễ tiêu thụ hơn so với những trái ổi không được bao trái.
III. Kỹ thuật thu hái
Đối với quả cam: Tiến hành thu hoặc khi quả chuyển màu vàng. Quả được thu hoạch vào lúc trời khô ráo, không nên thu trái ngay sau mưa hoặc vào những ngày mù sương vì quả dễ bị ẩm thối. Quả thu xong cần để nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quá 15 ngày kể từ khi thu hoạh sẽ làm giảm giá trị thương phẩm quả.
Đối với cây ổi: Thời gian thu hoạch ổi tập trung từ tháng 9 đến Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, có những vườn ổi xử lý ra hoa cho trái liên tục quanh năm. Ổi thường được thu hoạch vào buổi sáng, cắt bằng kéo, trái được bao và còn cuống dính lá ở trên thì khi bán sẽ được giá hơn.
QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CÂY GIỐNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Ms THANH HOA
ĐT: 0979 589 557
ĐC: ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI
ĐỂ THAM KHẢO THÊM CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG KHÁC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG GHÉ THĂM