Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

NHỊN ĂN TRỊ BỆNH

Người thày thuốc vô hình bên trong và chiếc Chìa khóa vàng
Cho đến lúc này vẫn không ít người nghĩ rằng chỉ có Chúa mới có thể nhịn ăn đến 40 ngày, vì người bình thường nếu chỉ trễ một bữa là bụng đã sôi lên cồn cào, tay run mắt hoa và tim loạn nhịp. Thật đáng tiếc về cách hiểu như thế vì ít nhiều đã xa rời ý nghĩa của lời Chúa trong sách Thánh và nhất là, quá cách biệt với thực tế cuộc sống.
Thực ra, nhịn ăn là hiện tượng phổ biến nơi hàng loạt những động vật có vú trong tự nhiên. Những động vật như gấu, chồn, nhím, chuột vàng v.v... cả các động vật lưỡng thể và những loại bò sát, các loại cá, côn trùng, v.v... chúng đều ngủ khi mùa Hạ hoặc mùa Đông đến, và dĩ nhiên, chúng đều không ăn trong suốt thời gian này. Ngoài ra, nơi con người, tuy không phổ biến và cũng không cố ý, nhưng hiện tượng không ăn cũng xảy ra nơi nhiều người ở các nơi. Riêng tại Việt Nam cũng có nhiều trường hợp tương tự và được cho là hiện tượng lạ.

Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu nghiêm túc và công phu về nhịn ăn đã được tiến hành, nhiều tài liệu rất giá trị đã được công bố sau khi nhiều chứng bệnh được chữa lành qua nhịn ăn. Cơ quan hàng không Hoa kỳ đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này. Có tài liệu đã dùng các cụm từ như “thần diệu, nhiệm màu…” khi nói về nhịn ăn trong tác phẩm của mình như quyển sách “Trị bệnh trong phép nhịn ăn - trị bệnh của nhiệm màu” của Bác sĩ Adolph Mayer ở Đức. Bác sĩ Gustave Riedlin ( Pháp) đã thành công 2 chuyên đề và khẳng định: “Nhịn ăn tăng cường sinh lực và nhịn ăn là phương pháp giải phẫu không cần dao, một điều quá đỗi thần diệu”
Riêng tại Việt Nam, từ rất lâu rồi, nhiều người đã áp dụng phương pháp nhịn ăn chữa bệnh đạt kết quả rất tốt. Năm 1968, bác sĩ Cao Sĩ Tấn ở Sài Gòn đã biên soạn quyển “Pháp vô úy thí” (phép về sinh tiết thực). Năm 1970, ở Huế, tác giả Thái Khắc Lễ biên soạn quyển “Tuyệt thực đi về đâu”. Năm 1987 tác giả Lưu Nguyễn viết cuốn“Một phương pháp chữa bệnh mầu nhiệm”. Cuối năm 1994, Nhà xuất bản y học (Bộ y tế) xuất bản tập sách “Phòng bệnh và chữa bệnh bằng thức ăn” (Lý pháp thực y) của Bác sĩ Lê Minh cũng có một mục đề cập phương pháp nhịn ăn trong thực y.
Vậy xin hỏi, tại sao nhịn ăn có thể chữa được bệnh? Một hiện tượng xem ra quá đỗi bất thường?
Thưa rằng, vì bên trong mỗi con người đều có một bác sĩ thực sự. Nhiệm vụ bác sĩ bên ngoài là hỗ trợ bác sĩ bên trong. Chính người thầy thuốc vô hình thầm lặng bên trong mới thực sự là kẻ chữa lành. Cụ thể khi đứt tay, gãy xương... bác sĩ bên ngoài chỉ băng bó, buộc rửa vết thương còn chính cơ thể mới có cơ chế tự chữa lành. Sự nhịn ăn nằm trong nguyên tắc đó.
Tại sao không ăn vẫn không đói và chết ?
Vì rằng, khoảng 60% trọng lượng cơ thể chúng ta là những chất dự trữ, nghĩa là, khi không ăn cơ thể vẫn có dự trữ chứ không bị đói và chết. Cảm giác “ bụng sôi cồn cào, run tay, hoa mắt” khi trễ bữa ăn chỉ là “đói giả ” không nguy hiểm, khác hẳn cái “đói bệnh lý” khi hết dự trữ. Trung bình năng lượng dự trữ đó có thể sử dụng được trong 4 tuần lễ, ít hoặc nhiều hơn tùy từng người. Thông thường phải mất trên 60% trọng lượng cơ thể mới nguy hiểm tính mạng.
Cơ chế vận hành và những hiệu quả lạ lùng vi diệu
Khi quyết định nhịn ăn, nghĩa là khi ngừng nạp các loại thực phẩm vào trong người, cơ thể bắt đầu vận hành cơ chế của nó để duy trì sự sống, một cơ chế hoàn toàn tự động. Đó là cơ chế tự phân, tự dưỡng, tự điều chỉnh và tự chữa lành, cơ chế ấy diễn ra liên tục và âm thầm. Đó là quá trình phân giải, tiêu hóa các tế bào bệnh tật, các mô mỡ dư thừa; lập lại sự điều hòa và cân bằng cho cơ thể, tăng thêm khí lực, đó là nhịn ăn sinh lí.
Cơ thể không chỉ là cỗ máy tuyệt vời hoàn hảo, nhưng còn là một tổ hợp các tầng lớp tế bào có linh tính với sự sống riêng từng tầng. Khi nhịn ăn, để sự sống tiếp tục, chúng nhận biết những bộ phận quan trọng và nó chỉ chọn lần lượt những bộ phận kém quan trọng, dư thừa hoặc có hại để "ăn" và thải loại ra khỏi cơ thể, ví dụ các mô mỡ dư thừa, mỡ trong các mạch máu, mụn cóc, các tế bào ung nhọt, già cỗi... Sau đợt nhịn ăn, tế bào sẽ được tái sinh, trẻ hóa, hệ miễn dịch được làm mới.
Nhịn ăn làm tiêu độc, tiêu số mỡ thừa, cũng như các mụn nhọt, u bướu trên cơ thể bằng cách tự phân hóa để nuôi các mô cần thiết cho sinh mạng. Do đó, trong quá trình nhịn ăn nhiều chứng viêm thường được chữa khỏi trước và các u bướu, ung nhọt sẽ bị tiêu tan dần sau đó, vì thế, nhịn ăn được xem là giải phẫu không cần dao mổ.
Trừ các trường hợp: người có thai, người quá suy kiệt, người trong giai đoạn đói ăn, người sợ nhịn ăn, các công trình nghiên cứu uy tín đều thống nhất khẳng định rằng, nhịn ăn là một phương pháp phù hợp với mọi bệnh tật, cần thiết cho cả hai loại mạn tính và cấp tính, không hề nguy hại đến sinh mạng.
Nhịn ăn là một biện pháp giúp toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi thực sự. Khi không phải nhai, bao tử ít co bóp trong việc tiêu hóa thức ăn, mọi cơ phận liên hệ khác tất nhiên sẽ ảnh hưởng và được nghỉ ngơi theo.
Nhịn ăn giúp khu trục các chất độc và thanh lọc cơ thể hết sức hữu hiệu. Nhịn ăn tạo ra sự phá vỡ và bài tiết các chất thải độc hại bám vào các cơ quan và mô của cơ thể.
Nhịn ăn từ 2 đến 4 ngày là nhịn ăn ngắn ngày, từ 7 ngày trở lên được xem là nhịn ăn dài ngày. Trong hoàn cảnh môi trường bị ô nhiễm khắp nơi, các loại thực phẩm độc hại của Trung quốc đang tràn ngập và lan đến mọi ngõ nghách của từng nhà, đa số chúng ta đã bị nhiễm độc nhưng không có điều kiện và thời gian giải độc theo quy trình ở các bệnh viện lớn vốn rất đắt đỏ. Vì thế, nhịn ăn để giải độc hoặc phòng bệnh, để tăng cường sức khoẻ và nâng cao tuổi thọ là rất thích hợp trong hoàn cảnh này. Hàng tuần nhịn một vài bữa tối (đầu tuần và giữa tuần) hoặc hàng tháng nhịn một vài ngày (một ngày đầu tháng và một ngày giữa tháng) hoặc hàng năm nhịn một đợt 7 ngày là đủ. Nhịn ăn chính là chiếc Chìa khóa vàng cho sức khỏe trong thời điểm hiện nay.

Để nhịn ăn thành công
Nhịn ăn nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng thực ra, không phải là chuyện dễ dàng, vì chẳng phải ai cũng muốn nhịn ăn và thực hiện thành công. Do đó, để thành công trong nhịn ăn, trước hết, rất cần phải trang bị cho mình những hiểu biết rốt ráo và tin tưởng vào phương pháp mình sẽ thực hiện.
Nhịn ăn là phương pháp “Chữa bệnh không dùng thuốc”, là một trong nhiều phương cách chữa bệnh không dùng thuốc hiện nay như Khí công, xoa bóp bấm huyệt, Yoga, Thiền định....
Rất cần tham khảo những người có chuyên môn, và không nên hỏi ý kiến các cán bộ y tế, kể cả bác sỹ, nếu vị này chưa từng áp dụng và thành công trong nhịn ăn. Biển học là mênh mông vô tận, vì vậy, không thể đòi hỏi một bác sỹ phải hiểu biết và có kinh nghiệm về tất cả.
Thiếu hiểu biết và kém tin tưởng dễ dẫn đến thất bại và mất tinh thần khi nhịn ăn, đang khi trạng thái tinh thần quyết định chiếm 70% và bệnh lý chỉ là 30% còn lại. Nói cách khác, yếu tố tinh thần luôn hết sức quan trọng và mang tính quyết định, đặc biệt khi nhịn ăn.
Tốt nhất trong lần đầu tiên thực hiện phương pháp này, rất nên đến một cơ sở chuyên môn để hoàn toàn an tâm. Các lần sau có thể thực hiện một mình ở nhà.
Tại Việt Nam, viện Đại học Y học dân tộc trước đây có Khoa “Nhịn ăn”. Một vài ngôi chùa trong miền Nam cũng giúp nhịn ăn. Nhưng quy mô hơn cả là nhà Dòng Naza ở Thủ Đức. Cùng với đủ loại bệnh, rất nhiều người đã được chữa lành nhờ nhịn ăn tại đây, số người ấy gồm đủ mọi thành phần xã hội, không ít các nhân vật vị vọng cả đời và đạo.
Nếu là người Công giáo, bạn sẽ được khuyên đi xưng tội và hãy phó thác mọi sự cho quyền năng Chúa. Về phần mình, bạn phải tự trang bị những hiểu biết về nhịn ăn và chuẩn bị chu đáo nhất có thể. Khâu này rất quan trọng, nhiều trường hợp thất bại hoặc phải chấm dứt nửa chừng vì thiếu chuẩn bị.
Để tinh thần không bị ảnh hưởng tiêu cực khi nhịn ăn, trước khi tiến hành, hãy thu xếp giải quyết sắp xếp công việc. Hạn chế tối đa mọi tiếp xúc, nhất là nên ít gặp gỡ những người không hiểu biết về nhịn ăn. Đó cũng là thời gian tạm thời rút lui khỏi đời sống, nhưng không thụ động tiêu cực mà hoàn toàn ngược lại.
Cùng với hít thở đúng cách hoặc Thiền định, mọi đi, đứng, nằm, ngồi cần phải từ tốn khoan thai và nhất là, nên nói ít, vì nói nhiều sẽ rất hao tổn năng lượng đang khi nhịn ăn rất cần tiết kiệm.
Nhờ thế, sẽ có dịp làm quen với những suy tưởng về Thiên Chúa trong thinh lặng và quan sát, quan sát từ vũ trụ bao la đến mỗi tế bào nhỏ bé trong cơ thể người, mọi sự vật đều đang được vận hành theo những cung cách riêng mà con người gọi là quy luật vũ trụ, quy luật đời sống, quy luật thiên nhiên…đó chỉ là những cách nói khác nhau về quyền năng Thiên Chúa. Và quá trình được coi là tự động gồm tự phân, tự dưỡng, tự điều chỉnh và tự chữa lành kia là gì, nếu không là sự điều khiển từ quyền năng siêu việt của Thiên Chúa?
Nói thẳng ra, khi chấp nhận nhịn ăn, bạn sẽ được chữa lành trực tiếp từ Thiên Chúa bằng quyền năng của Ngài, một quyền năng mà con người hữu hạn không bao giờ có thể hiểu biết đầy đủ.
Nhịn ăn là cơ hội tốt nhất cho sự nghỉ ngơi, và cũng là thời điểm thích hợp cho sự rà soát nội tâm để loại trừ những cảm xúc hoặc hành vi tiêu cực. Những cảm xúc và các ý niệm tư tưởng về giận dữ, tham lam, ích kỷ, oán thù, căm ghét, tà dâm…không chỉ kéo con người xuống thấp về mặt tâm linh, nhưng sẽ ảnh hưởng lập tức và cả lâu dài sẽ tác động đến sức khỏe, điều này không mới mẻ gì, nhưng con người vốn hay quên nên nhịn ăn chữa bệnh là cơ hội rất thích hợp cho sự nhắc nhớ ấy.
Nhịn ăn không phải là chuyện dễ dàng, nhưng chắc chắn, cũng không phải là những gì nghiêm trọng vượt quá sức con người. Tất nhiên thôi, những cảm giác khác lạ khó chịu khi bắt đầu nhịn ăn sẽ xảy ra, và “bụng sôi, mắt hoa, tay run” những cảm giác khác lạ ấy tất yếu sẽ đến. Dù vậy, những khác lạ khó chịu ấy và những điều tương tự chẳng có gì là ghê gớm và sẽ giảm dần rồi hoàn toàn dứt hẳn sau ngày thứ ba trong quá trình nhịn ăn dài ngày.
Có thể vì thế nên nhiều tác giả đã phải dùng những cụm từ “ mầu nhiệm, thần diệu…” khi viết về nhịn ăn vì nó vượt xa mọi diễn tiến và hiểu biết thông thường?

XẢ NHỊN
Người nhịn ăn khi ăn trở lại, thường có khuynh hướng muốn ăn nhiều, một phần vì thấy đói, vì thèm ăn, nhưng cũng vì muốn chóng lên cân, một phần do những người thân thúc đẩy ăn cho “mau lại sức”. Oái ăm thay, họ lại thường thích   những món ăn tác hại mà họ có thói quen ham thích trước kia, lấy cớ là người bệnh thèm thức gì thì thức đó phù hợp với tạng phủ của họ. Đó là điều sai lầm nghiêm trọng, dễ dẫn đến bệnh tật.
Nhịn ăn nói là đơn giản nhưng không dễ dàng chính là thời điểm này, vì thời kì ăn trở lại còn phức tạp và gay go hơn nhiều. Nếu không thắng nổi những khoái cảm của giác quan, vì như dân gian thường nói “tham thực cực thân, thần khẩu hại xác phàm”, sẽ dẫn đến những tình trạng đáng tiếc có thể hủy hoại thành quả nhịn ăn trước đó.

Dễ thấy sự cần thiết của việc ăn, nhưng ít ai thấy sự ích lợi của nhịn ăn. Sức khỏe con người bị suy giảm phần lớn không phải vì thiếu ăn, mà vì đã tích trữ quá nhiều chất độc trong người. Muốn đào thải chúng thì không cách nào tốt đẹp và thích hợp bằng phương pháp nhịn ăn, một phương pháp tự nhiên nhằm giúp cơ thể lập lại quân bình như thiên nhiên vốn có.
ST