Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Việt Nam, chất độc da cam, và sinh vật biến đổi gen

Một nhà sản xuất chất độc da cam đang được chào đón trở lại Việt Nam để phát triển sinh vật biến đổi gen.

Bài viết của Brian Leung

Ngày 24 tháng 11 năm 2014

Việt Nam tiếp tục trải thảm đỏ cho những gã khổng lồ công nghệ sinh học nước ngoài, bao gồm cả cái tên Monsanto khét tiếng, để bán các giống ngô biến đổi gen (GM) gây tranh cãi trong nước. Những nhà bình luận nói rằng bằng cách chào đón Monsanto, Việt Nam đã tỏ ra quá ưu ái đối với nhà sản xuất chính của Chất độc da cam (Agent Orange) - chất diệt cỏ độc hại sử dụng trong chiến tranh Việt Nam mà đã để lại một di sản tàn phá vẫn tiếp tục gây thêm nhiều nạn nhân cho đến tận ngày hôm nay.

Theo báo cáo trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam, trong tháng 8/2014, Bộ Nông nghiệp của đất nước này đã thông qua việc nhập khẩu của bốn giống ngô dùng kỹ thuật gen để dùng trong chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc: MON 89034 và NK 603, sản phẩm của DeKalb Việt Nam (một chi nhánh của công ty đa quốc gia Monsanto, Mỹ), và GA 21 và MIR 162 từ công ty Thụy Sĩ Syngenta.

(http://www.thanhniennews.com/politics/its-official-vietnam-licenses-genetically-modified-organisms-30220.html)

Bộ Môi trường Việt Nam cho đến nay đã cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho các giống ngô MON 89034 và NK 603 của Monsanto và giống ngô GA 21 của Syngenta, nghĩa là nông dân có thể bắt đầu canh tác thương mại hóa/đại trà các loại cây trồng biến đổi gen. Bộ đang xem xét cấp giấy chứng nhận tương tự cho nhiều loại khác, ví dụ MR 162. Với bối cảnh chính trị hiện tại, có vẻ như sự thông qua đó chỉ là vấn đề thời gian. (http://www.vietnamplus.vn/ngo-bien-doi-gen-dau-tien-duoc-cap-chung-nhan-an-toan-sinh-hoc/279031.vnp)

Năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng để phát triển cây trồng GM như là một phần của một "chương trình lớn cho sự phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và phát triển nông thôn". Theo kế hoạch, Việt Nam đang tìm cách để trồng đại trà vụ GM đầu tiên vào năm 2015 và sử dụng 30-50% phần trăm đất nông nghiệp của đất nước vào việc canh tác với sinh vật biến đổi gen (GMO) vào năm 2020.

Các nhà hoạt động môi trường đã ghi nhận sự thật trớ trêu rằng, trong khi ngày càng nhiều người Mỹ và người dân ở những nơi khác trên thế giới đang rất nỗ lực nổi dậy chống lại biến đổi gen, Việt Nam lại đang ném đi một lợi thế lớn của đất nước như là một nhà sản xuất không biến đổi gen. Bà Marcia Ishii-Eiteman, nhà khoa học cấp cao của Mạng lưới Hành động về Thuốc trừ sâu Bắc Mỹ trụ sở tại Mỹ nói: "Ngày càng nhiều nước trên thế giới đang từ chối GMOs, với sự chống đối công khai phát triển hàng ngày. Trên khắp châu Âu và nhiều nước châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi, người dân và thông thường cả chính phủ của họ loại bỏhạt giống biến đổi gen như là một công nghệ cũ đãt thất bại để cung cấp theo những hứa hẹn”. 

Theo New York Times, một sự đột biến chưa từng có trong phong trào người tiêu dùng từ chối GMOs đã được chứng kiến ở Mỹ, với các công ty thực phẩm lớn tranh giành nhau để đảm bảo những nguồn cung không biến đổi gen. Châu Âu đã buộc toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm của mình phải loại bỏ hoàn toàn GMOs. Như một trường hợp điển hình, các nhà chức trách châu Âu đã từ chối 99% ngô nhập khẩu từ Mỹ tại thời điểm khi mà chỉ có 25% ngô của Mỹ là bị biến đổi gen. Năm ngoái, Trung Quốc đã từ chối 887 nghìn tấn ngô của Mỹ bởi vì đó là giống ngô biến đổi gen MIR 162 của Syngenta - cùng một giống ngô vừa được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. 

(http://www.reuters.com/article/2014/02/06/china-corn-cancellation-idUSL2N0LB14G20140206)

Báo cáo Đánh giá Quốc tế về Kiến thức Nông nghiệp, Khoa học và Công nghệ cho Phát triểnđã đánh giá sự phân tích toàn diện nhất của ngành nông nghiệp và phát triển bền vững trong lịch sử, kết luận rằng chi phí cao của các hạt giống biến đổi gen và các hóa chất, sản lượng không chắc chắn, và tiềm năng làm suy yếu an ninh lương thực của địa phương, làm cho công nghệ sinh học này trở thành một lựa chọn rất tồi cho các nước đang phát triển. Theo báo cáo, GMOs trong tình trạng hiện tại không có gì để cung cấp giải pháp cho nạn đói ăn, giảm nghèo, hay tạo ra nông nghiệp bền vững.

Theo một báo cáo của Friends of the Earth International, một mạng lưới quốc tế của các tổ chức môi trường ở 74 quốc gia, hiện có sáu công ty đa quốc gia - Monsanto, Syngenta, Du Pont, Bayer, Dow, và BASF - đang kiểm soát gần 2/3 của thị trường toàn cầu cho hạt giống, 3/4 thị phần bán hàng hoá chất nông nghiệp, và toàn bộ thị trường hạt giống GM.

Sự chào đón nồng nhiệt

Monsanto là nhà sản xuất chính của chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến kết thúc vào năm 1975. Việt Nam khẳng định các chất hóa học làm rụng lá độc hại vẫn còn đang giết chết thêm nhiều nạn nhân cho đến ngày hôm nay. Trong chiến tranh, khoảng 2.1 cho đến 4.8 triệu người Việt Nam đã bị tiếp xúc trực tiếp với chất độc da cam và các hoá chất khác được biết tới như nguyên nhân gây bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh, và các bệnh mãn tính khác, theo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Các nhà hoạt động cho rằng sự giới thiệu ngô biến đổi gen của Monsanto và thuốc diệt cỏ Roundup - chất hóa học bắt buộc phải sử dụng trong gói sản phẩm với các loại cây trồng của Monsanto - có thể báo hiệu một sự lặp lại thảm kịch của chất độc da cam.

Jeffrey Smith, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất "Hạt giống Lừa dối" (Seeds of Deception, http://libgen.org/book/index.php?md5=6D34835BD465E46EC79414844A3E9F6F), đồng thời là người sáng lập và giám đốc điều hành của Viện Công nghệ phi chính phủ (Institute for Responsible Technology) ở California, Mỹ, đã nói: "Điều đó thật trớ trêu khi Việt Nam vẫnđang phải chịu đựng hậu quả từ các loại thuốc diệt cỏ chất độc da cam được sản xuất bởi công ty Monsanto, đã tung ra trong chiến tranh. Điều đã được chỉ ra rõ ràng là thuốc diệt cỏ Roundup, cũng được sản xuất bởi công ty Monsanto, và được sử dụng trên hầu hết các loại cây trồng biến đổi gen, cũng liên quan đến các dị tật bẩm sinh". Ông cho biết: "Bằng chứng này được tìm thấy trong các nghiên cứu riêng của Monsanto, cũng như kinh nghiệm của ngày hôm nay tại Argentina và các nước khác, nơi dân chúng đang phải chứng kiến một sựtăng vọt của các dị tật bẩm sinh khi tiếp xúc với thuốc diệt cỏ dại nguy hiểm này. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng khi để phôi tiếp xúc với Roundup gây ra cùng một loại khuyết tật bẩm sinh những người nông dân sống gần khu vực phun thuốcRoundup đã trải qua. Tương tự như vậy, những vật nuôi gia súc tiêu thụ cây trồng khángRoundup có tỷ lệ cao mắc cùng một loại khuyết tật bẩm sinh".

Các nhà hoạt động nói rằng các giống ngô biến đổi gen mà gần đây đã được thông qua ở Việt Nam chỉ là đỉnh của tảng băng trôi. Khi các công ty GMO này có thể theo đúng quy định pháp lý đi vào Việt Nam, và thiết lập tiền lệ cho sự thông qua của chính phủ đối với các sản phẩm của họ, họ không giấu diếm rằng sẽ nhanh chóng đẩy mạnh các sản phẩm GMO/ thuốc diệt cỏ nguy hiểm hơn. Thay vì làm giảm nhu cầu đối với thuốc trừ sâu, cây biến đổi gen (GE) đã dẫn đến làm gia tăng sự sử dụng thuốc diệt cỏ. Hạt giống kháng thuốc diệt cỏ đòi hỏi một sự gia tăng lớn trong việc sử dụng thuốc diệt cỏ còn liên quan đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe môi trường và cộng đồng.

Theo Ishii-Eiteman của Mạng lưới Hành động về Thuốc trừ sâu Bắc Mỹ: “Các bí mật nhỏ bẩn thỉu của ngành công nghiệp thuốc trừ sâu nằm ở biến đổi gen, hạt giống kháng thuốc diệt cỏ là những động lực tăng trưởng doanh thu của ngành công nghiệp và chiến lược marketing. Những hạt giống này là một phần của một gói công nghệ được thiết kế một cách rõ ràng để khuyến khích sự sử dụng tăng dần và bừa bãi các thuốc diệt cỏ và đẩy mạnh doanh thu hàng hóa chất hóa học bán được”. Theo các nhà hoạt động, nông dân không muốn bị lâm vào bế tắc trong một thị trường hạt giống được kiểm soát bởi Monsanto và Syngenta (Monsanto đã kiểm soát hơn hơn một phần tư thị trường hạt giống toàn cầu, và bốn công ty thuốc trừ sâu / công nghệ sinh học hàng đầu kiểm soát hơn một nửa số hạt giống thương mại của thế giới). Họ chỉ ra rằng người trồng ngô ở Mỹ hầu như không thể tìm thấy hạt giống không biến đổi gen hiện nay, vì Monsanto đã bảo đảm một sự kiểm soát độc quyền trên thị trường hạt giống Mỹ.

Nhưng bất chấp sự phản đối mạnh mẽ công ty đã phải đối mặt với những nơi khác trên thế giới, Monsanto đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt tại Việt Nam. Cuối tháng 1 năm ngoái, nó đã được vinh danh là một "công ty nông nghiệp bền vững" tại một hoạt động quốc gia.

(http://nongnghiep.vn/monsanto-vi-su-nghiep-phat-trien-nong-nghiep-vn-ben-vung-post120372.html)

Tháng trước, Monsanto công bố một học bổng 1.5 tỷ đồng ($70500) nhằm tài trợ cho các nghiên cứu về công nghệ sinh học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 

(http://monsantoblog.com/2014/10/13/monsanto-and-vietnam-university-of-agriculture-collaborate-to-develop-talents-in-agricultural-biotechnology/

http://svvn.vn/tap-doan-monsanto-va-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-hop-tac-phat-trien-nhan-tai-nong-nghiep/

http://dantri.com.vn/viec-lam/monsanto-hoc-vien-nong-nghiep-phat-trien-nhan-tai-nong-nghiep-954349.htm)

"Học bổng này nhằm mục đích để nuôi dưỡng và khuyến khích sự tham gia của các tài năng trẻ trong sự phát triển của công nghệ sinh học nông nghiệp và sản phẩm của chúng để hỗ trợ nông dân", Monsanto cho biết trên trang web của mình. Công ty dẫn lời ông Trần Đức Viên, Giám đốc Học viện, cho biết: "Công nghệ sinh học là một ngành đầy hứa hẹn của khoa học trong thế kỷ 21, cung cấp khả năng tuyệt vời trong việc cải thiện cuộc sống của con người theo những cách khác nhau. Trong nông nghiệp, công nghệ sinh học đã được chứng minh để cải thiện cuộc sống của hơn 18 triệu nông dân trên khắp thế giới. Chính phủ Việt Nam đã xác định trong việc đưa và phát triển công nghệ này ở Việt Nam, và đã tập trung vào việc phát triển năng lực thể chất và nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy sự tham gia của khu vực tư nhân trong quá trình này và đánh giá cao cho Monsanto về cam kết của họ trong việc phát triển tài năng trong công nghệ sinh học nông nghiệp."

Vị thế đó của Monsanto rất phù hợp với thái độ của các quan chức Việt Nam thể hiện niềm tin rằng sự ra đời của các loại cây trồng GM là một kết luận hợp lý của những nỗ lực để cải thiện năng suất và nuôi một dân số ngày càng tăng của khoảng 90 triệu người ở một mức giá hợp lý. Monsanto và những người ủng hộ của nó đã thúc đẩy GMO như một giải pháp đầy hứa hẹn cho những mối quan tâm an ninh lương thực của Việt Nam.

Những người ở phía đối lập không đồng ý. Với thực tế rằng Việt Nam đã cho thấy sự sẵn sàng để ký các Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương dẫn đầu bởi Mỹ (TPP), các nhà hoạt động lo ngại rằng Mỹ đang cố gắng sử dụng các điều ước quốc tế để áp đặt các quy định hạn chế sở hữu trí tuệ - điều có thể chứng minh mức độ rất có hại cho các nước đang phát triển. Họ nói rằng TPP, nếu đã ký kết, sẽ mở đường cho các công ty giống như Monsanto tận dụng ngón đòn sở hữu bằng sáng chế trí tuệ về GMO của họ tại Việt Nam.

Genna Reed, một nhà nghiên cứu tại Tổ chức Giám sát Thực phẩm & Nước, có trụ sở tại Washington DC, cho biết: "Theo quy định của TPP, các công ty dược phẩm và công ty hạt giống sẽ có quyền không bị giới hạn, cho phép họ kéo dài sự độc quyền của mình về bằng sáng chế để giữ giá cao trong thời gian dài hơn cho dược phẩm sử dụng công nghệ gen và thuốc, và để giữ giá cao hơn cho hạt giống với bằng sáng chế. TPP cũng sẽ khiến cho việc chống lại các bằng sáng chế phi lý khó khăn hơn, và cũng làm cho các phiên bản gen của dược phẩm và thuốc khó khăn hơn để trở nên có sẵn trong khu vực Thái Bình Dương. Thỏa thuận thương mại và thực thi quyền sở hữu trí tuệ này sẽ làm tăng giá các loại thuốc thiết yếu và các loại hạt giống, và cũng khó khăn hơn để có mặt trên thị trường".

Smith, tác giả của cuốn sách Hạt giống Lừa dối, đã tổng kết điều này: “Đây là một bước ranh giới nguy hiểm khỏi chủ quyền quốc gia cho Việt Nam và nông dân của quốc gia này. Hiệp định TPP đã được thiết kế chủ yếu từ các mối quan tâm của doanh nghiệp Mỹ và cho lợi ích kinh doanh của Mỹ".

Brian Leung là một nhà báo khu vực Đông Nam Á.

Người dịch: Phạm Thu Hường